|
| Nạp lại trang này Thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi | |
| | Fri Feb 11, 2011 9:23 am | | | Tiêu đề: Nạp lại trang này Thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi | |
| | | | | | Nguồn : Http://c1pro.123.st/t461-topic
Tiêu Đề : Nạp lại trang này Thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi
10C1 - Kết Nối Cộng Đồng Lớp 10C1 --------------------------------------------------
Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. "Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm. Bài cáo gồm bốn đoạn. Đoạn đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và “Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đoạn thứ hai của bài cáo đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo giặc Minh ở các điểm: âm mưu cướp nước, chủ trương cai trị phản nhân đạo, hành động tàn sát tàn bạo. Đồng thời, đoạn văn cũng nêu bật nỗi thống khổ, khốn cùng của nhân dân, dân tộc ta dưới ách thống trị của kẻ thù: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn-Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”; “Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế-Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”. Đoạn văn ngùn ngụt Ý chí căm thù giặc và thống thiết nỗi thương dân lầm than. Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhất của bài cáo, có Ý nghĩa như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn đã tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu, nghĩa quân ở vào thế yếu “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần-Khi Khôi Huyện quân không một đội”, “Tuấn kiệt như sao buổi sớm-Nhân tài như lá mùa thu”, “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”…Nhưng nghĩa quân có người lãnh tụ Lê Lợi sáng suốt, bền chí, yêu nước “Ngẫm thù lớn há đội trời chung-Căm giặc nước thề không cùng sống”, biết đoàn kết lòng dân “Sĩ tốt một lòng phụ tử-Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành “Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”và ngày càng chiến thắng giòn giã, vang dội “Đánh một trận sạch không kình ngạc-Đánh hai trận tan tác chim muông”, giặc Minh thì liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giặc bại trận lại có vết nhục nhã riêng: kẻ treo cổ tự vẫn, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị bêu đầu…Đoạn văn thứ ba của bài cáo cũng ca ngợi lòng nhân đạo, chuộng hòa bình của nhân dân, dân tộc ta, tha sống cho quân giặc đã đầu hàng, lại cấp cho chúng phương tiện, lương thảo về nước. Đoạn cuối của bài cáo đã tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh, khẳng định nền độc lập, hòa bình vững bền của đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc, khi thì căm phẫn sục sôi trước tội ác của kẻ thù, khi thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân tộc, đất nước. “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam ngày nay đều hào sảng trước những câu văn hùng hồn: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có…” | | | | |
*Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách * Copy và gửi đến nick yahoo bạn bè!
|
|
|
Fri Feb 11, 2011 9:23 am | | | Tiêu đề: Re: Nạp lại trang này Thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi | |
| | | | | | Nguồn : Http://c1pro.123.st/t461-topic
Tiêu Đề : Nạp lại trang này Thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi
10C1 - Kết Nối Cộng Đồng Lớp 10C1 --------------------------------------------------
Tác gia Nguyễn Trãi sinh năm 1380 quê ở Chí Linh Hải Dương là bậc kì tài về chính trị, quân sự, văn học từng theo Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh lập nhiều công lao cho nước nhà. Về sự nghiệp văn chương ông có nhiều tác phẩm lớn như Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập, Quốc Âm Thi Tập, ức Trai Tập… bài “Bình Ngô Đại Cáo” là một thiêng cổ hùng văn của lịch sử trung đại nhất là đoạn một của tác phẩm đã nói lên gần hết mục đích bài cáo. Cáo là thể văn để thông báo về những việc của đất nước gồm hai loại cáo thường và đại cáo. “Bình Ngô Đại Cáo” thuộc loại đại cáo được Nguyễn Trãi viết sau khi đánh bại quân Minh. Đoạn một bài cáo là chủ đề tác phẩm được viết như sau: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. Cho nên: Lưu Cung tham công nên thất bại; Triệu Tiết chí lớn phải vong thân; Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét. Chứng cứ còn ghi. Nói về đoạn một giống như bốn đoạn khác của bài cáo được viết theo lối biền ngẫu vần đối với nhau, mỗi câu dài ngắn khác nhau để thể hiện được chất hào khí. ở đầu bài cáo ta thấy được luận đề chính nghĩa đã nêu ra Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như vậy việc nhân nghĩa của nguyễn trãi ở đây là yên dân và trừ bạo. Yêu dân chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như vậy dân có yên thì nước mới ổn thật sự phù hợp với hoàn cảnh đất nước mới đánh đuổi giặc Minh. Tác gia đưa vào “yêu dân” như để khẳng định đạo lý lấy dân làm gốc cho đến nay nước ta cũng làm như vậy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là trừ bạo, bạo chính là quân nhà minh, bọn gian tà bán nước cầu vinh chuyên di hà hiếp nhân dân. Hai việc này tưởng như không can gì nhau nhưng lại rất có liên quan vì nếu không yên dân tất có cường bạo khó yên nên hai việc này được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc. Luận đề chính nghĩa của nguyễn trãi có sự nhân đạo và cả cho trị nước vốn là hai việc ông luôn muốn làm. Đoạn tiếp theo cũng là nội dung được nhấn mạnh của bài cáo chính là nền độc lập. Nền độc lập Nguyễn Trãi đà khẳng định nền độc lập qua các câu sau: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. Nền độc lập của ta được Nguyễn Trãi liệt kê ra năm yếu tố thứ nhất là nền văn hiến, mỗi quốc gia, dân tộc đều phải có nền văn hiến riêng của mình từ văn hoá, xã hội, lịch sử tất cả đều khác và có nét riêng của mình như để khẳng định nền văn hiến đã có từ lâu không phải ai cũng có được. Thứ hai chính là cương thổ là núi, sông, đồng ruộng, biển cả đã được chia rõ ràng. Thứ ba là phong tục tập quán cũng như văn hoá nỗi miền Bắc và Nam ở đây là Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn. Thứ tư là triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền cà thứ năm chính là nhân tài là con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình. Từ năm yếu tố Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia so với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt thật sự hay hơn về nội dung và đầy đủ toàn diện hơn về một bản tuyên ngôn độc lập. Phần còn lại là chứng cớ để khẳng định nền độc lập về các cuộc chiến trước đây với phương bắc trong lịch sử chúng đều thất bại chứng cớ rành rành khẳng định rõ nhất. Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một cũng là bài cáo chính là câu biền ngẫu được Nguyễn Trãi viết rất tài tình như câu: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương Bốn triều đại mạnh nhất của ta với bốn triều đại hùng mạnh của trung quốc chứng tỏ ta chẳng hề thua kém gì chúng. Đoạn trích đặt ở đầu bài cáo thể hiện được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân đại việt chính vì vậy đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta qua việc khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn mở đầu là một sự thành công của nguyễn trãi là sự mở đầu của một áng văn thiêng cổ như ‘bình ngô đại cáo” giúp ta khẳng định các nội dung chính của bài cáo. Sự thành công rực rỡ của bài cáo thì không thể thiếu đoạn mở đầu. Từ đó đem lại sự tự hào cho dân tộc ta từ thời đại của nguyễn trãi cho đến tận ngày nay. N.T.Chí Dũng | | | | |
*Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách * Copy và gửi đến nick yahoo bạn bè!
|
|
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
Back to TopCopyright © 2011 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved. vBulletin skins by CompleteVB - Convert to phpbb2 by tnpu_ilusm
|
Trao doi lien ket