Cha mẹ 'không nhận ra con mình béo phì'
Trẻ béo ngày càng nhiều, nhưng các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên, thậm chí tức giận, khi có người nói rằng con họ đã thừa cân.
>> Thay đổi thói quen để ăn tết khoẻ hơn
>> Gãy chân trái, bó bột... chân phải
>> Triển khai muỗi GM chống sốt xuất huyết tại châu Á
Mới đây, chuyên gia tư vấn nhi khoa, giáo sư Mary Rudolf, cố vấn của chính phủ Anh, đã cố gắng lý giải vì sao các bậc phụ huynh lại khó khăn trong việc nhận ra con mình béo phì đến vậy.
Cuộc thăm dò ý kiến mới đây tại Anh trên 1.000 bậc phụ huynh tuổi từ 4 đến 7 cho thấy, chỉ có 14% những người có con béo phì nhận ra vấn đề cân nặng của con mình.
Vấn đề là, tất cả chúng ta đều xem xét béo phì là một tiêu chuẩn. Trong khi đó, các bậc cha mẹ lại chỉ so sánh con họ với những đứa trẻ hàng xóm xung quanh.
Và vì thế, không ngạc nhiên là trong khi ở trường tiểu học tại Anh, cứ 3 trẻ thì có một em béo phì, nên người ta rất khó nhận ra rằng đứa trẻ nào có cân nặng không ổn.
Bạn có biết rằng một đứa trẻ 10 tuổi khỏe mạnh thì xương sườn phải nhìn thấy?
Song thực tế, rất nhiều bậc cha mẹ tin rằng trẻ lộ xương sườn như vậy là quá gầy.
Không chỉ có các bậc cha mẹ là "mù màu" trong chuyện này, ngay cả các chuyên gia sức khỏe cũng thường xuyên đánh giá không đúng về tình trạng của trẻ, theo nhiều nghiên cứu tại Anh và Mỹ.
Khi được xem các bức ảnh, các chuyên gia cũng thường xuyên xếp trẻ thừa cân vào nhóm khỏe mạnh, trừ phi chúng quá béo. Và ngay cả với bản thân, nhiều chuyên gia cũng không nhận ra chính mình đang quá khổ - gần một nửa số chuyên gia sức khỏe bị thừa cân tự xếp loại cân nặng của mình vào mức vừa phải.
Cuộc khảo sát năm 2005 tại Anh thực hiện tại nhiều trường tiểu học, trong đó cha mẹ nhận được bức thư cho biết cân nặng của con họ và mức cân nặng hợp lý của trẻ ở tuổi đó. Một số bậc phụ huynh đã ngạc nhiên, thậm chí nổi đóa lên khi được bảo rằng con họ đã thừa cân.
"Họ khó mà làm quen được với khái niệm 'thừa cân' ở đứa trẻ khỏe mạnh trước mặt mình", giáo sư Mary Rudolf nhận xét. Sự thiếu hiểu biết ở đây là rất phổ biến.
Một lý do khác cho sự thiếu hiểu biết này đó là các phương tiện truyền thông thường trưng ra hình ảnh của những đứa trẻ cực béo.
Hầu hết trẻ em trong chương trình khảo sát năm 2005 không thấy béo hiển nhiên. Đó là vì nếu so sánh với các bức ảnh về trẻ béo phì trên báo đài, chúng mảnh dẻ hơn hẳn.
Tuy nhiên, ngay cả khi tình trạng béo và thừa cân chưa trầm trọng như vậy thì vẫn để lại những hệ lụy lâu dài đến sức khỏe về sau này.
Vì thế, việc nhận được kết luận "thừa cân" hay "béo phì" không có nghĩa là chê trách cha mẹ đã thất bại trong việc chăm con, mà nó là thông điệp giúp họ đưa ra những quyết định tích cực hơn về lối sống của con mình.
Tổng kết lại, các chuyên gia nhấn mạnh:
- Một khi đã bị béo phì, cực kỳ khó để có thể đảo ngược lại tình trạng này.
- Béo ở mức độ nhẹ dễ dàng điều chỉnh được bằng việc thay đổi lối sống
- Đây là lý do hữu ích để thông báo cho cha mẹ biết khi nào nên lo lắng đến cân nặng của con họ.
Trao doi lien ket