Nhiều người cho rằng mũi là giác quan chủ về đường làm ăn, tiền bạc,
và chồng con. Bởi vậy, trải qua một năm làm việc không thuận lợi, đi
coi thầy, được bảo người có khuôn mặt thoáng công việc làm ăn mới suôn
sẻ, chị Anh Thu, nhân viên một công ty truyền thông trên phố Láng Hạ,
quyết định đi cải tạo cái mũi hơi to và thấp mà chị cho là yếu tố khiến
khuôn mặt chị kém thanh thoát.
Theo lời giới thiệu của bạn bè,
chị đến một thẩm mỹ viện trên phố Mai Hắc Đế. Sau các bước tư vẫn và
kiểm tra, chỉ mất hơn một tiếng đồng hồ để nâng mũi. Giá cho một cái
mũi đẹp như của diễn viên Hàn Quốc là 12 triệu đồng.
Với chị
chị Lê Thu Hoàn, 35 tuổi, ở ngõ chợ Khâm Thiên, lý do sửa mũi lại không
phải vì chuyện làm ăn. Tin rằng cái mũi to đùng, tẹt dí đã khiến đường
tình duyên lận đận mãi chẳng lấy được chồng, chị tìm đến bệnh viện
Xanh-pôn để bác sĩ thu gọn cánh mũi lại. “
Mong là tướng vận thay đổi thì năm mới sắp tới sẽ có tin vui”, chị Hoàn nói.
Các cụ có câu “
Những người mũi thẳng dâng cao. Chính nhân quân tử, công hầu có khi”, nên
theo PGS.TS Trần Thiết Sơn, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình của bệnh
viện Xanh-pôn, có đến 60% các ca sửa mũi ở nơi này là do mong đổi vận.
Bệnh viện này mỗi tháng tiếp nhận vài chục ca chỉnh sửa mũi. Người mũi
to thì muốn thu cho gọn lại, người mũi thấp thì muốn nâng cho cao lên…,
mỗi người một kiểu.
Từ nâng mũi đến mài mũi Hiện
có hai phương pháp sửa mũi đó là dùng vật liệu tự thân và dùng vật liệu
nhân tạo. Vật liệu tự thân có xương sụn, cân (phần mô không phải thịt,
không phải mỡ). Còn vật liệu nhân tạo là silicon, collagen (dùng
collagen thì sẽ tiêm, không cần phẫu thuật).
Người châu Á thường dùng silicon là chủ yếu. Nhưng sửa mũi theo kỹ thuật Hàn Quốc thì lại dùng silicon rồi phủ cân lên.
|
Công nghệ sửa mũi Hàn Quốc đã giúp nữ diễn viên Min Young trở nên rất xinh đẹp. Ảnh: Sports Chosun. |
Kỹ
thuật khác nhau, vật liệu khác nhau nên cái giá để có mũi đẹp cũng khác
nhau. Dùng vật liệu silicon thì giá 1.200USD, còn tiêm collagen có giá
700 – 1.200USD, nhưng tuổi thọ ngắn hơn các kỹ thuật khác.
Các
khiếm khuyết khác nhau thì phải dùng kỹ thuật khác nhau để chỉnh sửa.
Người muốn thay đổi cả hình dáng mũi thì đặt sụn, người muốn sửa khiếm
khuyết trên sống mũi thì có thể tiêm collagen, sửa mũi gồ thì phải mài
xương, còn thu gọn cánh mũi thì phải phẫu thuật để cắt bớt, và với mũi
hếch thì phải tiến hành phương pháp tạo hình phức tạp hơn.
PGS.TS
Trần Thiết Sơn cho biết người Việt Nam thường thích kiểu mũi dọc, thon,
gọn. Khá nhiều trường hợp đến làm lại mũi tại bệnh viện Xanh pôn là
những người có công việc phải giao tiếp nhiều, và ngày càng nhiều các
bạn trẻ tìm đến với phẫu thuật mũi. Độ tuổi chủ yếu của người chỉnh sửa
mũi là trên dưới 30.
Có cải được vận số? Ngoài
30 tuổi, sau khi tốn 6 triệu để chỉnh lại cánh mũi, chị Vân Anh tự tin
hẳn mỗi khi giao tiếp với khách hàng, nhưng công việc làm ăn của gia
đình chị năm qua lại không mấy suôn sẻ.
Giờ nghĩ lại, chị thắc
mắc phải chăng vì chỉnh sửa cái mũi mà đã mất “hên” trong làm ăn, vì
dân gian cũng truyền là mũi to thì giàu. Giờ mỗi lần bạn bè có dự định
chỉnh lại dung nhan chị đều khuyên: “Ông trời cho sao dùng vậy, không
nên động dao kéo vào vừa đau đớn, tốn kém lại chẳng ích gì”.
Về
quan niệm “sửa mũi có thể thay đổi được số mệnh”, PGS.TS Trần Thiết Sơn
cho rằng đó là cách hiểu biết lệch lạc. Việc phẫu thuật chỉ giúp đem
lại một chiếc mũi đẹp, tăng thêm chút tự tin, niềm vui cho người sửa
mũi.
Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải ở Trung tâm
nghiên cứu tiềm năng con người, sửa mũi để thay đổi số mệnh là phản
khoa học. Ông Giác Hải cho rằng mỗi người sinh ra có một hình dáng tự
nhiên khác nhau, phẫu thuật chỉ giải quyết được vấn đề về thẩm mỹ.
Lệ Hà
Trao doi lien ket